Hồ Gươm Ceramics

“Mỗi thế hệ nghệ nhân lại lồng ghép tinh thần đương đại vào trong hơi thở truyền thống, tạo ra những tác phẩm giá trị và tính thẩm mỹ cao”

"Gốm kể chuyện người"

Gốm Bát Tràng không phải tự dưng mà bao đời nay được người ta say mê, ưa chuộng đến vậy. Thứ nghệ thuật nhào nặn từ đất, nung qua lửa và tạo tác bởi bàn tay tài hoa của con người, tựa như sự hòa hợp trọn vẹn giữa con người với thiên nhiên và cội nguồn sự sống vậy.

Nơi đây được ưa chuộng không chỉ bởi lịch sử làng nghề truyền thống hàng trăm năm, mà còn do mỗi thế hệ nghệ nhân lồng ghép tinh thần đương đại vào trong hơi thở truyền thống ấy, tạo ra những tác phẩm giá trị và tính thẩm mỹ cao. Nét đẹp của gốm Bát Tràng nằm ở kỹ nghệ làm gốm truyền thống, hoa văn cầu kỳ hoặc giản dị nhưng thấm đẫm sắc màu văn hóa dân tộc, lớp men sáng bóng tinh tế, khả năng chịu nhiệt rất tốt. Qua nhiều thế kỷ, nghệ nhân làng Bát Tràng đang ngày một hoàn thiện kỹ nghệ gốm dựa trên kinh nghiệm truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại nhằm cho ra đời những sản phẩm chất lượng nhất, đặc sắc nhất.

BÀ VŨ PHƯƠNG THẢO

"Nâng niu hồn Gốm..."

Thứ nghệ thuật nhào nặn từ đất, nung qua lửa và tạo tác bởi bàn tay tài hoa của con người, tựa như sự hòa hợp trọn vẹn giữa con người với thiên nhiên và cội nguồn sự sống vậy, cũng không phải ngẫu nhiên mà con người lại say mê, ưa chuộng Gốm đến như vậy. Nghề gốm bắt đầu nở rộ từ thời Lý – Trần, khoảng một nghìn năm về trước, qua nhiều thế kỷ, nghề gốm Việt phát triển đa màu sắc, mỗi thời kỳ mang một dấu ấn mỹ học khác biệt, để tới ngày nay, Bát Tràng được xem là một trong những làng nghề gốm duy nhất còn giữ được tinh hoa nghề gốm truyền thống.

Tên làng Bát Tràng, dân làng truyền lại rằng chữ Bát gồm bên trái là bộ Kim, ý chỉ sự giàu có thịnh vượng, bên phải là bộ Bản, ý chỉ cội nguồn. Dùng chữ Bát này mang ý nghĩa khuyên răn con cháu làm ăn phát đạt không quên gốc rễ tổ tiên. Còn chữ Tràng được định nghĩa là cái sân lớn, là mảnh đất ươm mầm làng nghề gốm. Hiện nay, tại nhiều đình, đền và chùa ở làng Bát Tràng vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết theo tiếng Hán là 鉢場.

Nếu ví Bát Tràng là một kho báu thô hàng trăm ngàn bảo vật, thì Hồ Gươm Ceramics chính là bảo tàng thu nhỏ, nơi gạn lọc những tinh túy nhất của làng gốm, sắp xếp trong một không gian duy mỹ thuần túy nghệ thuật. Và Hà Nội bây giờ, hiếm tìm được góc trú chân nào dịu dàng như vậy cho những tâm hồn yêu gốm.

“Từ hồi thanh niên, tức khoảng 3 thập niên về trước, tôi đã rong ruổi khắp các cửa hàng gốm sứ Hà Nội cho đến làng gốm Bát Tràng chỉ để săn lùng những món gốm xinh xắn. Nghiện gốm cũng như nghiện một thức gì khó bỏ, làm mình say mê, mãn nguyện và cả nhung nhớ.” – Bà Thảo kể lại.

Ra đời với tinh thần ấy, Hồ Gươm Ceramics định vị mình như một cây cầu kết nối nghệ nhân gốm Bát Tràng và những tâm hồn yêu gốm, thông qua không gian trưng bày sang trọng với hàng ngàn tác phẩm chọn lọc tỉ mẩn, đa dạng về mẫu mã và tối ưu về chất lượng.

Gốm ở Hồ Gươm Ceramics được bà Vũ Phương Thảo – một người phụ nữ có lòng đam mê gốm đã lâu, tận tay lựa chọn từ làng gốm Bát Tràng, đặt làm bởi những nghệ nhân lâu đời danh tiếng. Những mẫu bình gốm vì thế mà độc đáo và rất tinh tế, không gây cảm giác choáng ngợp hay pha tạp. Khách đến có thể bắt gặp ở Hồ Gươm Ceramics từ những chiếc bình gốm men rạn giả cổ thanh cảnh cho đến lọ đứng in tranh Đông Hồ dân gian màu sắc tươi sáng, tất cả đều vô cùng phong phú với thú vui chơi Gốm của mỗi người!

SỨ MỆNH

Thật vậy, với những kẻ trót yêu gốm, chỉ vài đường nét đắp nổi phóng khoáng cũng đủ khiến mình thao thức, lạ lùng làm sao! Để tới một ngày, tình yêu Gốm được nung nấu ngày một lớn hơn, bà Thảo quyết định bắt tay vào tạo nên và chăm chút những cửa hàng gốm với những món gốm rất nghệ thuật mà bà ao ước bấy lâu. Những thứ con người ta làm bằng đam mê thường rất đẹp, nhất là khi đam mê ấy lại được đắp nặn hình hài trong 30 năm có lẻ